Các bệnh xã hội thường gặp

Trên thực tế, bệnh xã hội được các bác sỹ đánh giá là bệnh đặc biệt nguy hiểm bởi những tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe cho người mắc phải và có khả năng lây truyền rất nhanh trong cộng đồng người. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các bệnh xã hội thường gặp nhất hiện nay.

Trước khi tìm hiểu cụ thể về các bệnh xã hội thường gặp, chúng ta cần biết qua được khái niệm bệnh xã hội là gì? Các bác sỹ nói rằng, bệnh xã hội chỉ các bệnh có khả năng lây nhiễm mạnh, chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh xã hội là một mối đe dọa lớn tới sức khỏe của người dân toàn cầu. Do đó, việc chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin về các bệnh xã hội thường gặp rất cấp thiết.

Các bệnh xã hội thường gặp 



1. Bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà do một loại tác nhân có tên Human Papilloma virus (viết tắt HPV) gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HPV không gây ra triệu chứng bệnh ngay mà người mắc sẽ phải trải qua giai đoạn ủ bệnh. Thời gian diễn ra khoảng từ 2 đến 9 tháng. Trong giai đoạn này người bệnh sẽ không có biểu hiện gì. Kết thúc giai đoạn ủ bệnh là lúc triệu chứng của sùi mào gà bắt đầu xuất hiện. Chúng là những nốt mụn sùi nhỏ li ti, đường kính khoảng 1 – 2mm, màu hồng và mọc riêng lẻ. Theo thời gian, các mụn sùi phát triển với kích thước lớn, tần suất mụn mới xuất hiện ngày càng dày đặc, chúng liên kết lại với nhau tạo thành mảng nhìn như mào gà. Các mụn sùi rất dễ bị vỡ do ma sát, va chạm hoặc nhấn tay vào giữa vị trí khối sùi.

2. Bệnh mụn rộp sinh dục


Nhiều người thường nhẫm lần sùi mào gà với mụn rộp sinh dục do trong giai đoạn đầu, triệu chứng của cả hai bệnh đều là sự xuất hiện của các nốt mụn nhô cao trên bề mặt da. Herpes simplex virus (viết tắt HSV) là nguyên nhân gây mụn rộp sinh, thời gian ủ bệnh của mụn rộp sinh dục ngắn, chỉ khoảng 1 tuần sau khi nhiễm virus gây bệnh. Triệu chứng điển hình của mụn rộp sinh dục như sau: Trên vùng sinh dục, miệng, hậu môn hoặc bất cứ vùng da nào trên cơ thể sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ màu đỏ, mọc tập trung với nhau và gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Sau một thời gian nếu không có biện pháp điều trị, các mụn nước sẽ phát triển đạt kích thước tương đương với hạt đậu, mật độ các mụn nước cũng dày đặc hơn. Tiếp đó các mụn nước màu đỏ sẽ chuyển sang màu vàng rồi tự vỡ và tạo thành vết loét, chúng tự khô và đóng vảy sau khoảng từ 5 - 10 ngày.

3. Bệnh lậu

Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh lậu. Neisseria gonorrhoeae còn có tên gọi khác là song cầu khuẩn do loại vi khuẩn này có dạng hình cầu và thường tạo thành từng cặp. Triệu chứng bệnh lậu ở nam và nữ giới khác nhau. Đối với nam giới, người bệnh có cảm giác đau rát và buốt khi đi tiểu, có mủ lẫn trong nước tiểu, thậm chí đi tiểu ra máu. Vào thời điểm sáng sớm, đầu dương vật thường tiết ra mủ. Nam giới có cảm giác đau khi dương vật cương cứng và khi xuất tinh. Ngoài ra, người bệnh có thể có triệu chứng đau lưng, sốt toàn thân, cảm giác ớn lạnh,… Ở phụ nữ, người bệnh có triệu chứng khí hư màu vàng như mủ, ra nhiều, có mùi khó chịu, vùng kín thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, vùng kín sưng tấy, cảm giác đau âm ỉ vùng bụng dưới khi quan hệ tình dục, đau vùng hố chậu, xương mu, hạ vị,…

4. Bệnh giang mai

Bệnh giang mai do một loại vi khuẩn hình xoắn ốc có tên Treponema pallidum gây ra. Bệnh có biểu hiện rất phức tạp và được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn lại có biểu hiện triệu chứng cụ thể riêng. Chi tiết như sau:

+ Giang mai giai đoạn 1: Thường xuất hiện sau khoảng 1 – 3 tháng bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai, được gọi là săng giang mai. Săng giang mai là những vết loét hoặc những vết trợt nông, có bờ cứng, màu nâu hoặc đỏ, không chảy mủ, không gây ngứa và không gây ra cảm giác đau đớn, chúng xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục và sẽ biến mất sau khoảng 6 tuần xuất hiện.

+ Giang mai giai đoạn 2: Giai đoạn 2 xuất hiện sau khoảng từ 4 đến 10 tuần khi giai đoạn 1 kết thúc. Trong giai đoạn này, cơ thể người bệnh xuất hiện những vết ban đỏ ở toàn thân và cũng tự biến mất sau vài tuần. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cảm thấy suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, tóc rụng nhiều,…

+ Giang mai giai đoạn tiềm ẩn: Trong giai đoạn tiềm ẩn, người bệnh sẽ không nhận thấy bất cứ triệu chứng gì. Giai đoạn có thể kéo dài 1 – 14 năm kể từ khi các triệu chứng giang mai bắt đầu xuất hiện.

+ Giang mai giai đoạn cuối: Là giai đoạn bệnh kết thúc giai đoạn tiềm ẩn. Lúc này, vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập và gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như tim mạch, thần kinh. 


Trên đây là các bệnh xã thường gặp mà mọi người cần biết. Khi có biểu hiện của các bệnh xã hội kể trên, hãy nhanh chóng sắp xếp đến cơ sở y tế để các bác sỹ kịp thời thăm khám, có biện pháp can thiệp điều trị thích hợp. Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi là địa chỉ mà bạn có thể tin tưởng tới khám chữa các bệnh xã hội bởi đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm, được hỗ trợ trang thiết bị hiện đại, liên tục cập nhật các kỹ thuật y tế tối tân trên thế giới. Mọi thắc mắc muốn được các bác sỹ giải đáp miễn phí, hãy gọi tới đường dây nóng 024.3562.5252 - 0926.002.669, chat trên kênh [Hệ thống Tư vấn Trực tuyến] ngay tại website của phòng khám.

Click vào đây để được tư vấn miễn phí