Dấu hiệu bệnh giang mai
Theo bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi thì dấu hiệu bệnh giang mai được biểu hiện qua các giai đoạn sau:- Giai đoạn 1: Sau thời gian ủ bệnh, giang mai thường bắt đầu với sự xuất hiện của các vết loét ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng, khoa học gọi là săng giang mai. Săng giang mai là một dạng viêm loét, nông, hình tròn hay bầu dục, kích thước 0,3 – 3 cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ, sẽ tự lành trong 4 – 8 tuần và không để lại sẹo. Điều này không có nghĩa là bệnh giang mai đã biến mất. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2.
Xem thêm : Xét nghiệm bệnh giang mai
- Giai đoạn 2: Giang mai giai đoạn 2 bắt đầu với một số vết nổi mẩn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Vết mẩn này thường không ngứa, không đau, chỉ là những đốm màu nâu trên da. Các vết nổi bẩn này cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác nhau của cơ thể mỗi người. Các triệu chứng khác kèm theo như: căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, sốt, đau họng, đau đầu, nổi hạch, rụng tóc, giảm cân không rõ nguyên nhân…
- Giai đoạn tiềm ẩn: các vi khuẩn giang mai vẫn còn trong cơ thể, nhưng không còn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh. Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm. Nếu không điều trị sẽ phát triển thành giai đoạn 3 với các triệu chứng nguy hiểm.
- Giai đoạn 3: Giang mai giai đoạn 3 có thể kéo dài từ 10 – 40 năm sau khi nhiễm bệnh. Giang mai giai đoạn này sẽ gây thiệt hại cho não, tim, mắt, gan, xương và khớp của người bệnh. Sự tổn thương này có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Ø Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới:
Xoắn khuẩn giang mai sau khi xâm nhập vào cơ thể nữ giới sẽ không gây bất kì biểu hiện nào. Đây được xem là giai đoạn ủ bệnh, trong thời gian này sẽ tạo điều kiện cho xoắn khuẩn giang mai lây truyền bệnh cho mọi người xung quanh, vô cùng nguy hiểm.- Giai đoạn 1: Khoảng 1 – 3 tháng sau nhiễm bệnh, trên cơ thể chị em mới bắt đầu xuất hiện những nốt viêm loét hình tròn hoặc bầu dục, cứng như sụn, màu đỏ, không đau, không ngứa, được gọi là săng giang mai, ngoài ra còn có hạch sưng to ở nếp gấp bẹn. Săng giang mai thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục của nữ giới như: âm hộ, âm đạo, môi bé, môi lớn, bẹn, miệng, hậu môn. Một số người còn nổi săng ở đùi, ngón tay, ngón chân… Sau 3 – 6 tuần, những vết loét sẽ tự động lành và biến mất và chuyển sang giai đoạn khác.
- Giai đoạn 2: Sau khi những vết loét biến mất, khoảng 4 – 10 tuần săng tiếp tục xâm nhập vào máu và lây lan khắp cơ thể. Người bệnh có những biểu hiện về tổn thương niêm mạc, những vết ban đỏ ở giữa có hiện tượng bị ăn mòn hoặc lở loét. Nữ giới có thể bị sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Nếu nữ giới bị bệnh giang mai giai đoạn này mà không điều trị hoặc điều trị sai cách thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
- Giai đoạn 3: Hình thành gôm và củ giang mai, chúng rất dễ vỡ và tạo ra những vết loét. Các vết loét này sẽ lành và đóng vảy, để lại sẹo lan rộng trên da. Ngoài ra, ở giai đoạn này, bệnh nhân rất dễ mắc các bệnh về tim mạch, viêm màng não, viêm phổi, bại liệt, mù lòa, thần kinh và nguy hiểm nhất là tử vong.
Ø Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới:
Không chỉ nữ giới mà giang mai ở nam giới cũng rất nguy hiểm. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới biểu hiện qua các giai đoạn sau:- Giai đoạn 1: Xoắn khuẩn giang mai thường thâm nhập vào lớp da và cả lớp niêm mạc, thời gian ủ bệnh khoảng 3 tuần, thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, quy đầu, bao quy đầu, hậu môn, miệng... Những thương tổn ban đầu thường là nốt ban lan rộng hơn và hình thành nên các vết loét trong khoảng 1 – 2 cm, bề mặt thường bị loét hoặc loét nhẹ.
- Giai đoạn 2: Các xoắn khuẩn giang mai xuất hiện từ 6 – 8 tuần và sẽ chuyển sang giai đoạn 2 với dấu hiệu như: đau đầu, hạch bạch huyết sưng to, đau khớp, sốt cao, chán ăn, cơ thể mỏi mệt, nổi ban ở vùng niêm mạc ở môi, quy đầu, khoang miệng, xuất hiện niêm mạc da với nốt ban sở hữu hình cánh hoa hồng.
Những dấu hiệu bệnh giang mai khác ở nam giới như: bị rụng lông, rụng tóc, nốt ban đỏ bị giảm màu hoặc chuyển sang thâm tím. Các thương tổn lan rộng với cảm giác ngứa nhẹ, khó chịu. Giai đoạn này bệnh có khả năng lây nhiễm cao và gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
- Giai đoạn 3: Xảy ra khoảng từ 3 – 15 năm sau các dấu hiệu của giai đoạn 1, được chia thành các hình thức khác nhau: giang mai tim mạch, giang mai tâm thần, củ giang mai; có dạng hình cầu hay mặt phẳng ko đối xứng, tương đối ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, màu đỏ như mận, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng, hoại tử, teo hoặc tạo loét, rất chậm lành và ít lây hơn, khi khỏi thường để lại sẹo.
Hiện nay chưa có vacxin phòng tránh cũng như chưa có thuốc chữa giang mai triệt để. Tuy nhiên, giang mai nếu được phát hiện sớm vẫn có khả năng chữa trị, càng để lâu thì biến chứng bệnh giang mai càng nguy hiểm và khả năng chữa trị càng giảm.
Phương pháp điều trị bệnh giang mai
Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi, phương pháp điều trị bệnh giang mai phổ biến nhất hiện nay là dùng thuốc kháng sinh chuyên khoa đặc trị (dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm) để ức chế xoắn khuẩn giang mai phát triển. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Ngoài ra, quá trình điều trị bệnh được thực hiện qua 4 bước sau:+ Xét nghiệm: Các bác sĩ sẽ dùng các thiết bị y tế hiện đại để xét nghiệm nên tình trạng của bệnh sẽ được chuẩn đoán một cách chính xác nhất, từ đó căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể của từng trường hợp bệnh nhân để có cách chữa trị tốt nhất.
+ Khống chế xoắn khuẩn: Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phá hủy cấu trúc gene, khiến vi khuẩn không thể phát triển, đồng thời ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.
+ Diệt khuẩn: Đây là giai đoạn dùng thuốc tác động trực tiếp lên vùng bị nhiễm bệnh.
+ Miễn dịch: là phương pháp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, tái tạo lại những tế bào bị tổn thương, hồi phục tế bào tốt và tiêu diệt tận gốc xoắn khuẩn gây bệnh.
Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh giang mai, cả nam và nữ giới nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, tránh để tình trạng bệnh kéo dài sẽ rất khó chữa trị. Tại Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi, các bác sĩ điều trị bệnh tùy theo tình trạng của bệnh nhân:
– Điều trị bệnh giang mai không biến chứng: bác sĩ sẽ tiêm thuốc kháng sinh chuyên khoa đặc trị, tuy nhiên không thể sử dụng ở phụ nữ có thai.
– Điều trị bệnh giang mai có biến chứng: Do thuốc kháng sinh ít xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương nên đối với những bệnh nhân giang mai thần kinh nên được tiêm thuốc kháng sinh liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu là 10 ngày. Nếu dị ứng với thuốc kháng sinh thì có thể được sử dụng thuốc thay thế. Điều trị tại thời điểm này sẽ hạn chế sự tiến triển hơn nữa của bệnh nhưng không thể cải thiện các thiệt hại do bệnh giang mai gây ra.
Người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc chữa bệnh của bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng thuốc. Bệnh càng phát hiện sớm thì khả năng chữa trị và điều trị bệnh càng cao. Ngay khi có những dấu hiệu bệnh giang mai, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và chữa trị. Không được quan hệ tình dục trong quá trình điều trị. Sau khi điều trị, cần tiến hành theo dõi và tái khám định kì, vợ/ chồng của bệnh nhân cần kết hợp điều trị.
Trên đây là một số chia sẻ của các bác sĩ Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi về "Dấu hiệu bệnh giang mai". Mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 024.3562.5252 - 0926002669 hoặc trực tiếp đến tại địa chỉ số 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội, các bác sĩ luôn sẵn lòng giúp đỡ và hỗ trợ tư vấn cho bạn. Thời gian làm việc: Từ 7h30 – 20h tất cả các ngày (kể cả ngày nghỉ và lễ).