Giang mai là gì?
Bệnh giang mai do một loại xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu thông qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng không an toàn. Xoắn khuẩn có thể lây truyền gián tiếp thông qua việc sử dụng chung các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm xoắn trùng hoặc lây qua sự tiếp xúc với các vết xước trên da - niêm mạc của người bệnh. Ngoài ra, xoắn khuẩn có thể lây do truyền máu, lây từ mẹ sang con.Xem thêm : Địa chỉ chữa bệnh giang mai
Triệu chứng giang mai giai đoạn 2
Để bước sang giang mai giai đoạn 2, người bệnh trước đó đã trải qua giang mai giai đoạn 1. Đó là sự xuất hiện của các săng giang mai - các vết loét xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường ở bộ phận sinh dục. Các vết loét nông, hình tròn hay bầu dục kích thước từ 0,3 đến 3cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ. Chúng có thể tự mất đi sau 3 - 6 tuần kể cả khi không điều trị.Giang mai giai đoạn 2 bắt đầu khoảng 6 - 8 tuần sau khi xuất hiện săng. Đây là giai đoạn mà xoắn khuẩn đi vào máu, đến tất cả các cơ quan trong cơ thể nên thương tổn có tính chất lan tràn. Giang mai giai đoạn 2 tiến triển thành nhiều đợt, dai dẳng từ 1 – 2 năm. Cụ thể, nó được chia thành giang mai giai đoạn 2 sơ phát và giang mai giai đoạn 2 tái phát.
Giang mai giai đoạn 2 sơ phát
+ Xuất hiện triệu chứng đào ban: Đào ban là những vết màu hồng tươi như cánh đào, bằng phẳng, hình bầu dục, số lượng ít hoặc nhiều. Sờ thấy mềm, không ngứa, không đau, xuất hiện chủ yếu ở hai bên mạng sườn, mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nếu đào ban xuất hiện ở da đầu sẽ gây ra triệu chứng rụng tóc.+ Xuất hiện mảng niêm mạc: Mảng niêm mạc là vết trợt rất nông của niêm mạc, nhỏ bằng hạt đỗ hay đồng xu. Bề mặt ẩm ướt, sần sùi hoặc nứt nẻ. Vị trí thường gặp ở lỗ mũi, hậu môn, âm hộ, rãnh quy đầu,…
+ Xuất hiện vết loang trắng đen: Vết loang trắng đen là những di tích còn lại của đào ban, sẩn. Nếu thương tổn tập trung ở cổ sẽ được gọi là vòng vệ nữ.
+ Mọc hạch: Hạch có thể xuất hiện ở bẹn, nách, cổ, dưới hàm. Hạch to nhỏ không đều, không đau, không dính vào nhau.
Giang mai giai đoạn 2 tái phát
+ Các triệu chứng của giang mai giai đoạn 2 sơ phát như đã kể ở trên trong một thời gian sẽ tự mất đi mà cần không điều trị. Một thời gian sau đó, chúng lại phát ra gây thương tổn da, niêm mạc. Ở lần tái phát này, số lượng thương tổn ít hơn nhưng tồn tại dai dẳng hơn.+ Tiếp tục xuất hiện triệu chứng đào ban nhưng ít vết hơn. Tuy nhiên, kích thước mỗi vết lại to hơn, tập trung tại một vùng hoặc sắp xếp thành hình vòng.
+ Trên các vùng da khác nhau sẽ xuất hiện sẩn. Chúng nổi cao hơn mặt da, rắn chắc, màu đỏ hồng, hình bán cầu, xung quanh có viền vảy.
+ Ngoài ra, nguồi bệnh có thể bị viêm mống mắt, viêm gan, viêm họng khàn tiếng, viêm màng xương, đau nhức xương cơ đùi về đêm, viêm thận,…
Giang mai giai đoạn 2 nếu không được điều trị có thể dẫn đến giang mai giai đoạn 3 với những biến chứng rất nguy hiểm và khá khó điều trị. Do đó, khi mắc phải giang mai thì tốt nhất bệnh nên được khắc phục từ giai đoạn 2 trở xuống.
Giang mai giai đoạn 2 có chữa được không?
Mặc dù phức tạp hơn giang mai giai đoạn 1, giang mai giai đoạn 2 có thể chữa được. Thuốc kháng sinh là lựa chọn hiệu quả trong điều trị bệnh giang mai. Thuốc kháng sinh khi vào cơ thể có tác dụng diệt xoắn khuẩn, đặc biệt trong giai đoạn xoắn khuẩn sinh sản, phân chia. Do đó, hiệu quả của thuốc rất cao khi người bệnh bị giang mai ở giai đoạn đầu bởi xoắn khuẩn sinh sản và phát triển mạnh. Ở giai đoạn muộn hơn, khả năng sinh sản và phát triển của xoắn khuẩn chậm lại nên việc dùng thuốc sẽ kém hiệu quả nên cần kéo dài thời gian liệu trình sử dụng kháng sinh.Tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, bên cạnh chỉ định điều trị bằng loại thuốc kể trên, các bác sỹ còn kê thêm thuốc Đông Y cho người bệnh để nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn liệu trình sử dụng kháng sinh thông qua việc tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể để ức chế, tiêu diệt xoắn khuẩn.
Để phòng ngừa việc mắc phải bệnh giang mai, người bệnh cần lưu ý các vấn đề dưới đây.
+ Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng. Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ, tránh làm rách bao hoặc sử dụng lại bao cao su đã sử dụng.
+ Không dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân của người khác bởi nó cũng có khả năng lây truyền xoắn khuẩn.
+ Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng hợp lý đề rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
+ Trước và sau khi quan hệ, nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
+ Để đảm bảo chắc chắn cơ thể không mắc bệnh, cần tiến hành các bước kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Điều này phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý mắc phải, trong đó có thể có bệnh giang mai.
Hãy gọi điện tới số điện thoại đường dây nóng 024.3562.5252 - 0926002669, chat trên [Hệ thống Tư vấn Trực tuyến] tại website Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi nếu có thắc mắc về bệnh giang mai cần được giải đáp.